Kinh nghiệm ôn thi đại học khối A hiệu quả cấp tốc
Em dự định sẽ thi khối A, anh chị có thể chia sẻ kinh nghiệm ôn thi đại học khối A anh chị đã tích góp được sau khi vượt qua kì thi THPT Quốc gia được không ạ? Đây là câu hỏi của các bạn học sinh đang trong quá trình ôn luyện thi khối A thường hay hỏi những anh chị đi trước.
Thi tốt nghiệp có thể được xem là một “bước ngoặt” quan trọng trong cuộc đời của mỗi học sinh. Đây là một kỳ thi rất quan trọng, bước đầu để chúng ta thực hiện mục tiêu đầu đời trong việc lựa chọn ngành nghề và môi trường để theo học. Vậy nên các bạn hãy chuẩn bị thật kỹ, nỗ lực hết mình để nhận được kết quả tốt nhất. Dưới đây Monava sẽ chia sẻ lại cách ôn thi đại học khối a hiệu quả nhất, cùng xem ngay nhé!
Lập kế hoạch học tập cho từng môn học
Khối A hiện nay là khối ngành được rất nhiều học sinh đăng kí để xét tuyển vào đại học. Đây là khối thuộc tổ hợp các môn chính thuộc các môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi về khả năng tính toán và tư duy logic.
Mặc dù vậy nhưng mỗi môn học bạn cần có những kinh nghiệm ôn thi đại học khối A và phương pháp học riêng. Trước hết hãy xem qua kế hoạch học tập cụ thể cho từ môn sau đó chúng ta sẽ đi sâu hơn về những phương pháp học hoặc những mẹo để học hiệu quả nhé!
Luyện ôn thi môn Toán
Từ năm 2017 Môn Toán trong kỳ thi THPT Quốc gia đã được thi 100% trắc nghiệm với số lượng câu hỏi là 50 câu trong 180 phút, trước đó môn Toán là một thi tự luận với 5 câu thi trong 180 phút. Việc đổi mới này nhằm mục đích nâng cao tính khách quan, chính xác và đồng thời giảm tải áp lực cho học sinh và tạo sự công bằng cho tất cả các thí sinh.
Đầu tiên bạn cần nhìn nhận lại khả năng, đánh giá năng lực của bản thân để có kế hoạch ôn luyện phù hợp.
Sau đó bạn cần chuẩn bị hệ thống kiến thức để ôn tập, ở giai đoạn bắt đầu các bạn nên chia nhỏ nội dung ôn tập theo từng chủ đề và sắp xếp theo hệ thống từ kiến thức cơ bản đến kiến thức nâng cao để dễ dàng ôn tập. Sau đó chuẩn bị đầy đủ tài liệu để chuẩn bị ôn tập.
Bạn cần đặt ra mục tiêu học tập mỗi tuần, mỗi tháng, xác định rõ ràng thời gian rèn luyện và sắp xếp thời gian để học tập hợp lý.
Tổng hợp kiến thức Đại số |
CHƯƠNG 1. ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ.
CHƯƠNG 2. HÀM SỐ LŨY THỪA, HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT.
CHƯƠNG 3. NGUYÊN HÀM – TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG.
CHƯƠNG 4. SỐ PHỨC.
|
Tổng hợp kiến thức Hình học |
CHƯƠNG 1. KHỐI ĐA DIỆN.
CHƯƠNG 2. MẶT NÓN, MẶT TRỤ VÀ KHỐI TRỤ.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN.
|
Giai đoạn 1: Ôn tập kiến thức cơ bản (1 tháng)
- Ôn lại kiến thức sách giáo khoa Toán 10, 11, 12. Học thuộc các khái niệm, tính chất của các dạng toán.
- Giải các bài tập cơ bản trong sách bài tập Toán 10, 11, 12 với mức độ điểm từ 0 đến 5+.
- Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm.
Giai đoạn 2: Ôn tập chuyên sâu (2 tháng)
- Ôn tập các chuyên đề trọng tâm mức độ trên cơ bản từ 5+ đến 7+
Đại số: Số phức, Lũy thừa, Mũ, Logarit, Đạo hàm, Nguyên hàm – Tích phân, Tổ hợp – Xác suất.
Hình học: Vectơ, Hình học phẳng, Hình học không gian.
- Giải các bài tập nâng cao trong sách bài tập Toán 10, 11, 12 và tài liệu ôn tập. Bắt đầu bổ xung các kiến thức nâng cao 8+ 9+.
- Bắt đầu luyện tập giải đề thi thử THPT Quốc gia
- Học thêm những mẹo giải nhanh các bài toán cơ bản và thủ thuật sử dụng máy tính casio hiệu quả.
Giai đoạn 3: Giai đoạn nước rút (1 tháng)
- Ôn tập lại các kiến thức trọng tâm và kiến thức nâng cao ở mức độ 8+ 9+
- Luyện tập giải đề thi thử THPT Quốc gia trong thời gian thực để làm quen với áp lực thời gian trong phòng thi.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tự tin, chăm sóc sức khỏe tốt và dành thời gian để nghỉ ngơi.
Luyện ôn thi môn Lý
Kinh nghiệm ôn thi đại học khối A cho Môn Lý là môn thi dưới hình thức trắc nghiệm số lượng 40 câu trong thời gian 50 phút. Môn học này đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất của sự vật hiện tượng, không học vẹt. Việc học vẹt có thể giúp bạn ghi nhớ tạm thời nhưng sẽ dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa các công thức và không thể áp dụng vào thực tế.
Do vậy, hãy dành thời gian để hệ thống hóa kiến thức theo từng chủ đề, chuyên đề, vẽ sơ đồ tư duy, bảng tóm tắt để ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả.
TỔNG HỢP KIẾN THỨC MÔN LÝ |
Chương 1: Động Lực Học Vật Rắn
Chương 2: Dao Động Cơ
Chương 3: Sóng Cơ
Chương 4: Dao Động Và Sóng Điện Từ
Chương 5: Nhiệt Lượng
Chương 6: Điện Học
Chương 7: Quang Học
Chương 8: Nguyên Tử Và Hạt Nhân
|
Giai đoạn 1: Ôn tập kiến thức cơ bản (1 tháng)
- Mục tiêu chính của giai đoạn này là hệ thống hóa kiến thức Vật lý từ lớp 10 đến lớp 12. Bạn cần ôn lại các khái niệm, định luật, công thức và giải các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập.
Giai đoạn 2: Ôn tập chuyên sâu (2 tháng)
- Tập trung vào các chuyên đề trọng tâm trong chương trình Vật lý THPT. Bạn cần giải các bài tập nâng cao từ 5+ đến 7+ các chương Quang học, Nguyên tử – Hạt nhân, Điện từ, Cơ học để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải đề.
- Bạn có thể học thêm mẹo giải nhanh, học thêm thủ thuật sử dụng máy tính để giải những bài cơ bản để giúp bạn tiết kiệm thời gian làm bài và hạn chế sai sót do tính toán.
- Tập trung giải đề, làm quen với thời gian thực bằng cách đặt đồng hồ đếm giờ, kiểm tra kết quả để rút kinh nghiệm ôn thi đại học khối A phù hợp.
Giai đoạn 3: Giai đoạn nước rút (1 tháng)
- Luyện tập giải đề thi thử THPT Quốc gia để làm quen với cấu trúc đề thi, áp lực thời gian và rèn luyện kỹ năng phân bố thời gian hợp lý.
- Luyện tập những câu khó nằm ở mức điểm 8+ 9+, trong đề thi Vật lý THPT Quốc gia thường nằm ở các bài tập về Dòng điện xoay chiều, Dao động điện từ và sóng điện từ, Sóng ánh sáng, Sóng ánh sáng.
- Ngoài ra bạn cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe để đảm bảo có một tinh thần tốt để thi.
Khối A là một trong những ngành có tiêu chí xét tuyển cao nhưng những ngành thuộc khối A lại mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội rộng mở. Bạn có thể xem qua bài viết về các ngành thuộc khối A dưới đây để chọn lựa cho mình được ngành học tương lai phù hợp nhất nhé!
- Ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương
- Ngành An toàn thông tin là gì? Cơ hội nghề nghiệp có tốt không?
- Ngành ngoại thương là gì? Học ngành ngoại thương ra làm gì?
Luyện ôn thi môn Hóa
Hóa học là một đặc biệt hơn so với Lý và Toán, các câu hỏi hóa học chủ yếu thuộc dạng lý thuyết, nếu đặt mục tiêu 7+ thì bạn chỉ cần nắm chắc toàn bộ lý thuyết và một số dạng bài tập tính toán cơ bản. Còn nếu bạn đặt mục tiêu cao hơn là 8+ hay 9+ thì bạn cần tối ưu thời gian làm bài và học cách xử lý những dạng bài tập khó hơn.
Dưới đây là phần kế hoạch ôn tập môn Hóa học chi tiết hơn để các bạn tham khảo, hy vọng bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm ôn thi đại học khối A hiệu quả.
TỔNG HỢP KIẾN THỨC HÓA |
Chương 1: Este – Lipit
Chương 2: Cacbohidrat
Chương 3: Amin – Amino axit – Protein
Chương 4: Polime và vật liệu polime
Chương 5: Đại cương về kim loại
Chương 6: Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ – Nhôm
Chương 7: Crom – Sắt – Đồng
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ – Chuẩn độ dung dịch
Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
|
Giai đoạn 1: Ôn tập kiến thức cơ bản (1 tháng)
- Ôn tập lý thuyết các chủ đề Nguyên tử – Nguyên tố hóa học, Cấu tạo của nguyên tử, Liên kết hóa học, Phân loại và tính chất của các chất vô cơ, Dung dịch, Phản ứng hóa học. Nắm chắc các công thức, phương trình hóa học. Thuộc bảng tuần hoàn hóa học và tính chất của các nguyên tố.
- Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết theo từng chủ đề. Sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức.
- Ghi chép cẩn thận những kiến thức trọng tâm, hay ra đề thi.
Giai đoạn 2: Ôn tập chuyên sâu (2 tháng)
- Làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập các chủ đề chắc chắn sẽ có trong bài thi: Hóa hữu cơ, Đại cương về kim loại, Một số hợp chất quan trọng của kim loại.
- Ôn tập tổng hợp toàn bộ kiến thức để bắt đầu giải các đề thi thử, đề thi của các năm trước.
- Chú ý phân tích sai lầm và rút kinh nghiệm sau mỗi lần làm bài.
Giai đoạn 3: Giai đoạn nước rút (1 tháng)
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Dành thời gian gian để nghỉ ngơi, chú ý đến sức khỏe tinh thần để đảm bảo làm bài thi tốt.
- Làm các đề thi thử để kiểm tra trình độ và rèn luyện kỹ năng làm bài thi.
Sử dụng các phương pháp giúp học hiệu quả
Hiện nay với sự phát triển của giáo dục, dần xuất hiện nhiều phương pháp học thông minh để hỗ trợ học tập hiệu quả hơn. Cụ thể là các phương pháp dưới đây.
Phương pháp Pomodoro
Phương pháp Pomodoro là một kỹ thuật quản lý thời gian đơn giản nhưng hiệu quả. Áp dụng phương pháp này giúp bạn nâng cao sự tập trung, tăng năng suất và giảm stress trong công việc và học tập.
Phương pháp này sử dụng đồng hồ bấm giờ để chia thời gian làm việc thành các khoảng thời gian ngắn, tập trung cao độ, xen kẽ với các khoảng nghỉ ngắn.
Cách thực hiện phương pháp Pomodoro:
- Chọn công việc cần thực hiện: Xác định công việc bạn muốn tập trung hoàn thành trong phiên Pomodoro.
- Đặt thời gian: Sử dụng đồng hồ bấm giờ để đặt thời gian cho một phiên Pomodoro, thường là 25 phút.
- Làm việc tập trung: Trong 25 phút, hãy tập trung hoàn toàn vào công việc đã chọn, loại bỏ mọi phiền nhiễu.
- Nghỉ ngơi: Khi chuông đồng hồ reo, hãy nghỉ ngơi 5-10 phút.
- Lặp lại: Sau khi nghỉ ngơi, bắt đầu một phiên Pomodoro mới.
Phương pháp Feynman
Phương pháp này giúp bạn hiểu sâu và ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả bằng cách giải thích nó cho người khác một cách đơn giản.
Phương pháp Feynman là một kỹ thuật học tập đơn giản nhưng hiệu quả. Áp dụng phương pháp này giúp bạn nâng cao hiệu quả học tập và ghi nhớ kiến thức một cách lâu dài.
Cách thực hiện phương pháp Feynman:
- Chọn một chủ đề: Xác định chủ đề bạn muốn học và hiểu rõ.
- Nghiên cứu: Tìm kiếm tài liệu và học tập chủ đề đó cho đến khi bạn cảm thấy hiểu rõ.
- Giải thích: Viết ra hoặc trình bày chủ đề đó như thể bạn đang giải thích cho một đứa trẻ 10 tuổi hiểu. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và tránh sử dụng thuật ngữ chuyên môn.
- Xác định lỗ hổng: Trong quá trình giải thích, nếu bạn gặp khó khăn hoặc không thể giải thích một cách đơn giản, điều đó cho thấy bạn chưa hiểu rõ chủ đề đó. Hãy quay lại bước 2 và tiếp tục nghiên cứu.
- Đánh giá: Sau khi hoàn thành việc giải thích, hãy đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về chủ đề đó. Nếu bạn có thể giải thích nó một cách đơn giản và dễ hiểu, bạn đã hiểu rõ chủ đề đó.
Phương pháp Sơ đồ tư duy
Phương pháp Sơ đồ tư duy (hay còn gọi là Mindmap) là một kỹ thuật ghi chú sáng tạo, giúp bạn hệ thống hóa và ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả. Phương pháp này sử dụng hình ảnh, màu sắc và các ký hiệu trực quan để thể hiện các ý tưởng và mối liên hệ giữa các ý tưởng.
Phương pháp học nhóm
Học nhóm là một phương pháp học tập hiệu quả, giúp bạn trao đổi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và nâng cao khả năng hợp tác. Học nhóm giúp bạn đạt được kết quả cao trong học tập và rèn luyện kỹ năng mềm. Hãy áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả để nâng cao hiệu quả học tập và phát triển bản thân nhé!
Phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh
Phương pháp ghi nhớ bằng hình ảnh, hay còn gọi là trí nhớ thị giác, là một kỹ thuật ghi nhớ thông tin bằng cách liên tưởng thông tin với hình ảnh. Phương pháp này dựa trên nguyên lý rằng não bộ ghi nhớ hình ảnh tốt hơn so với văn bản.
Biến đổi thông tin cần ghi nhớ thành hình ảnh, biểu tượng hoặc sơ đồ. Hình ảnh giúp bạn ghi nhớ thông tin nhanh chóng và lâu dài hơn so với văn bản.
Việc tạo ra hình ảnh giúp bạn kích thích tư duy sáng tạo và liên kết các ý tưởng mới. Lặp lại và ôn tập hình ảnh thường xuyên để tăng cường khả năng ghi nhớ.
Rèn luyện kỹ năng giải đề
Rèn luyện kỹ năng giải đề là một việc làm vô cùng quan trọng, là phương pháp học giúp bạn tổng hợp và vận dụng toàn bộ kiến thức về môn học bạn đã học được.
Khi giải đề, bạn buộc phải vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết các vấn đề cụ thể. Quá trình này giúp bạn hiểu rõ hơn về kiến thức, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy logic và sáng tạo.
Khi bạn giải được nhiều đề, bạn sẽ dần tự tin vào khả năng của bản thân và không còn sợ hãi trước các kỳ thi. Sự tự tin này giúp bạn bình tĩnh và tập trung hơn khi giải đề, từ đó đạt kết quả tốt hơn.
Việc luyện tập giải đề nhiều, sẽ làm bạn quen dần với các dạng bài và cách giải, từ đó tăng tốc độ giải đề. Tốc độ giải đề nhanh sẽ giúp bạn hoàn thành bài thi tốt hơn, đặc biệt là trong các kỳ thi có thời gian thi giới hạn như thi THPT Quốc gia.
Tham khảo tài liệu học tập từ nhiều nguồn
Tham khảo tài liệu học tập từ nhiều nguồn khi thi THPT mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giúp bạn mở rộng kiến thức, so sánh và chọn lọc thông tin, để chuẩn bị tốt cho các dạng đề thi khác nhau.
Đề thi THPT ngày càng có tính phân hóa cao, với nhiều dạng bài tập mới và lạ. Tham khảo nhiều nguồn tài liệu giúp bạn làm quen với nhiều dạng bài tập khác nhau, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi.
Những điều cần lưu ý để ôn thi khối A hiệu quả nhất
Với môn Toán học, tránh học tủ thay vì học thuộc lòng các công thức, hãy tập trung hiểu rõ bản chất và nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập.
Sử dụng máy tính thông minh Casio để tăng tốc độ tính toán và giảm thiểu sai sót trong quá trình làm bài.
Nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa môn Lý là nền tảng để giải quyết các bài tập nâng cao.
Luyện tập giải nhiều dạng bài tập để rèn luyện tư duy logic và nâng cao kỹ năng giải bài.
Trong môn Hóa cần phải nắm vững khái niệm, nguyên lý, quy luật và phản ứng hóa học là chìa khóa để giải quyết các bài tập Hóa học.
Luyện tập giải nhiều dạng bài tập để rèn luyện kỹ năng tư duy logic và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Trên đây toàn bộ thông tin về kinh nghiệm ôn thi đại học khối A mà Monava muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có một kỳ ôn luyện học tập hiệu quả và thành công!